Bir Tawil: Vùng đất không thuộc quốc gia nào

11/11/2019 16:50

Nằm trên đường biên giới giữa Ai Cập và Sudan là một vùng đất nhỏ đặc biệt nhất thế giới. Đây là vùng đất cuối cùng chưa được tuyên bố chủ quyền.

 

Vùng đất hình tứ giác này rộng 2000 km2 và nằm ở khu vực xa xôi nhất của Bắc Phi. Khu vực này chủ yếu là cát và đá, không có đường đi, tài nguyên thiên nhiên hay bất kì sinh vật nào cả. Thực sự, việc tuyên bố chủ quyền với vùng đất này không hề đóng góp được gì cho nền kinh tế của hai đất nước này.

Nằm cạnh Bir Tawil là một vùng đất tam giác rộng lớn hơn – Hala’ib – cũng toàn cát và đá nhưng lại tiếp giáp với Biển Đỏ nên vùng đất này lại có giá trị hơn. Cả Ai Cập và Sudan đều muốn Hala’ib nhưng vì lý do địa lý về đường biên giới, mỗi nước chỉ có thể tuyên bố chủ quyền với hoặc Bir Tawil, hoặc Hala’ib. Tuy vậy, không nước nào muốn nhường và chịu thiệt.

Sự tình bắt đầu từ năm 1899 khi nước Anh đang nắm trong tay quyền hành tại khu vực và ký một thỏa thuận với Ai Cập để cùng quản lý Sudan. Trên thực tế, nước Anh có quyền kiểm soát toàn bộ Sudan vì Ai Cập cũng chỉ là một nước khác được Anh bảo hộ. Theo thỏa thuận, đường biên giới giữa Ai Cập và Sudan sẽ chạy thẳng dọc theo đường vĩ tuyến 22. Tuy nhiên, sau 3 năm, nước Anh thấy rằng đường ranh giới đó không phản ánh thực chất việc sử dụng đất bởi các bộ lạc bản địa tại khu vực nên họ đã vẽ ra một đường biên giới mới.

Một ngọn núi nhỏ ở phía nam vĩ tuyến 22 được Anh quyết định sẽ trao cho Ai Cập vì đây là quê hương của tộc di cư Ababda có mối liên hệ mạnh mẽ hơn với Ai Cập. Vùng này trở thành Bir Tawil.

Trong khi đó, vùng đất tam giác rộng lớn hơn, gọi là Hala’ib, nằm ở phía bắc vĩ tuyến 22, bên cạnh Biển Đỏ được trao cho Sudan kiểm soát vì đây là quê hương của người Beja có mối liên kết văn hóa gần gũi hơn với Sudan.

Không có mâu thuẫn nào xảy ra cho đến khi Sudan giành độc lập vào năm 1956. Chính quyền Sudan mới tuyên bố chủ quyền với Hala’ib. Mặt khác, Ai Cập nói rằng đây chỉ là chia cắt tạm thời về quyền tài phán và rằng chủ quyền thực sự được chia theo như bản thỏa thuận 1899 với đường biên giới là vĩ tuyến 22. Điều này khiến tam giác Hala’ib trở thành một phần của Ai Cập.

Việc tranh chấp lãnh thổ là khá phổ biến nhưng điều khiến tranh chấp này đặc biệt không phải là việc giành giật lấy tam giác Hala’ib mà chính là ảnh hưởng của việc tranh chấp lên vùng đất nhỏ Bir Tawil ở phía nam vĩ tuyến 22. Cả Ai Cập và Sudan đều không muốn tuyên bố chủ quyền với Bir Tawil vì làm vậy sẽ đồng nghĩa với việc rút bỏ tuyên bố chủ quyền với Hala’ib. Trên bản đồ của Ai Cập, Bir Tawil được vẽ là một phần lãnh thổ của Sudan; ngược lại, trên bản đồ của Sudan, Bir Tawil lại được vẽ là một phần của Ai Cập. Trên thực tế, Bir Tawil lại được cho là không thuộc về nước nào cả - một vùng đất vô chủ./.

Nguồn: Amusing Planet
Cùng chuyên mục
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn

Hành trình khám phá tuyến du lịch kết nối Công viên địa chất (CVĐC) Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với CVĐC Non nước...

Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)
Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)

Lễ hội chọi bò đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền...

Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối
Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối

Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền gần 32 km về phía Tây.

Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ
Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ

Chúng tôi lên Sin Suối Hồ vào mùa hoa dã quỳ. Màu hoa vàng trên những ngả đường làm cho cảnh làng bản thêm ấm...

Cột mốc nơi
Cột mốc nơi "trời thấp, đất cao"

Có lẽ, trên hành trình tìm đến những cột mốc mang dấu ấn đặc biệt trên bản đồ Tổ quốc, một trong những khoảnh khắc...

Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới
Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới

Tạp chí quốc tế nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố 51 điểm đến đẹp nhất thế giới trong bình chọn được công bố...

Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc
Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc

Mặc dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, song già làng Thao Văn Sếnh (dân tộc Mông, bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan...

Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc
Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc

Ngày 25/10, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh phối hợp với huyện Cô Tô tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn...

Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu
Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, còn gọi là Lễ hội Cốm mới của đồng bào Thái trắng ở Lai Châu, diễn ra hằng năm...

Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023
Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023

Năm 2023 là năm thứ hai liên tiếp Phú Quốc được độc giả Condé Nast Traveler bình chọn trong top những hòn đảo đẹp nhất...

Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới
Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới

Biên giới không chỉ là những đường kẻ trên bản đồ, chúng có thể là nguồn gốc của xung đột, chia rẽ, hợp tác và...

5 bức tường biên giới nổi tiếng
5 bức tường biên giới nổi tiếng

Mặc dù các bức tường biên giới có từ thời cổ đại nhưng chúng trở nên đặc biệt đáng chú ý trong thế kỷ 21...

Đặc sắc Tết Khẩu Hó ở Pa Xa Lào
Đặc sắc Tết Khẩu Hó ở Pa Xa Lào

Pa Xa Lào là bản vùng biên giới thuộc xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, là nơi sinh sống, quần cư của đồng bào dân...

Những hiểu biết để thêm yêu đại dương
Những hiểu biết để thêm yêu đại dương

Tảo và thực vật phù du trong lòng đại dương chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 70% tổng lượng oxy cho bầu khí quyển.

10 điểm du lịch nổi bật nhất của Việt Nam
10 điểm du lịch nổi bật nhất của Việt Nam

Mới đây sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet (Mỹ) đã giới thiệu cho du khách 10 điểm đến đáng đi nhất Việt Nam, từ...

Tin đọc nhiều
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Tuyên bố Báo chí chung Việt Nam-Philippines
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Tiếp tục củng cố đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục quản lý tốt biên giới trên đất liền, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Công bố quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Triển khai thi công Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đón tàu 100 nghìn tấn
Quy hoạch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Kinh tế biển xanh
Hiệp đồng trong quản lý bảo vệ biên giới tiếp giáp Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa
Thống nhất quản lý, khai thác hiệu quả các dự án lấn biển
Kiểm ngư đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Dấu ấn hợp tác Đắk Nông - Mondulkiri
Khánh thành thêm một Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia
Việt Nam sẽ tiếp tục cùng Hoa Kỳ triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ngày càng hiệu quả, thực chất, ổn định
Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế
Nơi 'neo đậu' nghĩa tình quân-dân giữa biển khơi mênh mông
Sơn La ra quân khởi động Tháng Thanh niên, Tháng Ba biên giới
Malaysia ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam nhằm gỡ bỏ thẻ vàng IUU